Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường được xem là một công cụ quan trọng giúp xây dựng chế độ ăn uống cân đối, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cải thiện sức tổng thể. Loại tháp này mang đến giải pháp hiệu quả để người bệnh sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Cùng Sức khỏe đời sống tìm hiểu chi tiết hơn về chúng nhé.
Thuật ngữ Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là gì?
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là phương pháp giúp quản lý chế độ ăn uống đặc biệt được trình bày theo dạng kim tự tháp, chia thành 4 tầng, mỗi tầng đại diện cho một nhóm thực phẩm riêng.
Tầng đáy tháp là những nhóm thực phẩm người tiểu đường cần tiêu thụ nhiều nhất để cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng. Những nhóm ở đỉnh tháp người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường nhấn mạnh vào việc tối ưu hoá chế độ ăn uống cho người bệnh bằng cách cân nhắc tỉ lệ, lượng các nhóm thực phẩm. Từ đó giúp duy trì sự cân bằng dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành và cách áp dụng hiệu quả
Nguyên tắc về dinh dưỡng cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường được chia thành 02 loại chính, ở mỗi loại đều có những nguyên tắc cơ bản riêng đòi hỏi sự chăm sóc và kiểm soát chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất.
- Tiểu đường type 1: Tình trạng này thường xuất hiện ở người trẻ và phát triển nhanh chóng, có nguy cơ cao về biến chứng. Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tiểu đường type 2: Loại này đa số xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt những người trên 40 tuổi và gặp các vấn đề liên quan đến việc thừa cân. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động để kiểm soát tình trạng bệnh.
Phân tích tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là hướng dẫn trực quan giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân đối và phù hợp nhất. Tháp bao gồm các nhóm thực phẩm được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và lượng tiêu thụ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát đường huyết, duy trì sức .
Nhóm tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính nhưng người tiểu đường cần chọn các loại có chỉ số đường huyết thấp, thậm chí không có để tiêu thụ. Người bệnh có thể ăn cơm hàng ngày, ăn xôi, gạo lứt hay khoai lang,… tùy theo nhu cầu năng lượng mỗi người. Tuy nhiên, bạn không nên ăn khoai tây, bánh mì, bánh gạo bởi chúng có thể làm tăng đường huyết.
Nhóm rau, củ, quả
Đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tiêu hoá, kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Ngoài các loại rau củ luộc bình thường, người tiểu đường có thể ăn thêm các món rau sống bằng cách trộn salad. Đặc biệt, bạn có thể ưu tiên mướp đắng, tảo, rau uống, bí xanh hoặc rau ngót đều là các loại rau xanh tốt cho cơ thể.
Nhóm giàu đạm, giàu vitamin
Người bị tiểu đường vẫn cần bổ sung đầy đủ chất đạm để tránh bị thiếu chất. Những thực phẩm như thịt, trứng và sữa,… giúp cung cấp protein, sắt và vitamin đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Với những người bị thừa cân, béo phì chỉ nên ăn thịt nạc, không nên ăn thịt có quá nhiều mỡ.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các loại đạm từ thực vật như đậu phụ, sữa đậu nành không đường để uống để cân bằng dinh dưỡng.
Nhóm dầu, mỡ
Dầu, mỡ không chỉ cung cấp chất béo mà còn tăng khả năng hấp thu vitamin. Bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên bổ sung nhóm dầu thực vật trong chế biến thực phẩm như dầu oliu, dầu đậu nành.
Mặt khác, hãy hạn chế dùng mỡ động vật để chế biến thành dầu, ăn nội tạng động vật hay các sản phẩm đóng hộp để giảm nguy cơ tăng cholesterol xấu và ảnh hưởng đến đường huyết.
Người tiểu đường không nên ăn gì?
Người tiểu đường cần hạn chế hoặc tránh các thực phẩm làm tăng đường huyết và gây ảnh hưởng xấu đến sức. Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:
- Người tiểu đường nên hạn chế ăn các thực phẩm có lượng glucid từ 10 – 20%, bạn có thể ăn thực phẩm dưới 5%.
- Hạn chế ăn các loại đồ ngọt như bánh ngọt, kẹo, mứt hay các loại đồ uống có ga, nước ngọt. Ngoài ra, không nên ăn trái cây khô vì chúng là thực phẩm có lượng glucid trên 20% ảnh hưởng xấu đến sức của bạn.
- Người bệnh nên ăn nhạt, giảm lượng tiêu thụ muối. Bạn chỉ nên dùng khoảng 2300mg muối mỗi ngày.
- Rượu có thể khiến người tiểu đường bị hạ đường huyết, đặc biệt khi đói nên hãy tránh xa bia rượu, các loại đồ uống có cồn khác.
- Bệnh nhân cần đi khám sức định kỳ để bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời nếu gặp dấu hiệu bất thường.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và cải thiện sức cho người tiểu đường. Áp dụng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường không chỉ giúp cân bằng các nhóm chất mà còn đảm bảo cơ thể nhận được đủ năng lượng cần thiết phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.