Dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành: Những điều bạn cần biết

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là tình trạng sức khỏe phổ biến nhưng thường bị bỏ qua. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thể chất mà còn làm suy giảm miễn dịch, gây mệt mỏi và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đối với người bị suy dinh dưỡng. Sức khỏe đời sống sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách cải thiện.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) đã đề cập, suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt, dư thừa hoặc mất cân bằng trong việc cung cấp năng lượng hay các dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể của một người. Thuật ngữ này để cập đến 3 nhóm tình trạng như

  • Suy dinh dưỡng gầy còm (cân nặng thấp theo chiều cao).
  • Suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao thấp theo tuổi).
  • Thiếu cân (cân nặng thấp theo tuổi).

Theo các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở người trưởng thành thường do hai nhóm dưới đây gây ra:

  • Do tình trạng bệnh lý: Những người có bệnh lý nền như mắc ung thư, bệnh lý về tiêu hoá hay mắc hội chứng kém hấp thu,… đều dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Do khẩu phần ăn: Trong khẩu phần ăn hàng ngày nếu bị thiếu hụt dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến người trưởng thành bị suy dinh dưỡng. Đặc biệt, những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc có tỷ lệ mắc cao hơn rất nhiều.
  • Nguyên nhân khác: Tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành thường tăng cao ở phụ nữ, nguyên nhân là do họ áp dụng chế độ ăn kiêng hà khắc, phản khoa học hoặc bị rối loạn ăn uống tâm lý.
Nguyên nhân khiến người trưởng thành bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân khiến người trưởng thành bị suy dinh dưỡng

Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành và cách áp dụng hiệu quả

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành có thể nhận biết qua một số dấu hiệu như sụt giảm cân nặng, mặc quần áo bị rộng, bắp thịt mềm nhũn không còn săn chắc, người gầy rộc đi,… Nếu kéo dài tình trạng này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, hay quên, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…

Bên cạnh đó, người trưởng thành bị suy dinh dưỡng thường dễ bị táo bón, ăn uống khó tiêu, đau bụng lặt vặt. Đặc biệt, những người cao tuổi đang có bệnh mãn tính như viêm gan, đau nhức xương khớp, hen suyễn,… nếu bị suy dinh dưỡng sẽ khiến bệnh trở nặng hơn.

Dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành
Dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Hậu quả tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành là tình trạng khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn còn rất chủ quan đến vấn đề này. Nếu để tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến người bệnh.

Việc thiếu đi dưỡng chất trong cơ thể chính là nguyên nhân làm suy giảm chức năng các bộ phận như tim mạch, gan, thận, tuỵ, hệ nội tiết,… Đồng thời, chúng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính và thúc đẩy quá trình lão hoá. Thậm chí, trường hợp cơ thể đang bị tổn thương sẽ làm vết thương lâu lành, tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm giảm tác dụng của thuốc.

 Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành
Hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Cách cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở người trưởng thành

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành không chỉ cần phát hiện sớm mà còn cần áp dụng các biện pháp để cải thiện kịp thời. Dưới đây là những cách giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Những người đang bị suy dinh dưỡng nên xem xét và điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Đặc biệt, người bệnh cần áp dụng một nguyên tắc ăn riêng để cải thiện tình trạng này. Cụ thể như sau:

  • Nhu cầu năng lượng: Người trưởng thành bị suy dinh dưỡng cần tăng từ 20 kcal/kg cân nặng/ngày cho tới 40 – 45 kcal/kg cân nặng/ngày tuỳ vào tình trạng bệnh lý và mức độ dung nạp để bồi hoàn lại sự thiếu hụt.
  • Nhóm chất đạm: Người bệnh cần tăng dần lượng protein trong bữa ăn hàng ngày để đạt 1,5g/kg cân nặng/ngày. Bạn có thể ăn đa dạng các thực phẩm giàu đạm như cá, ức gà, nội tạng động vật,… Hãy ưu tiên nguồn protein có giá trị sinh học cao từ nguồn động vật và chế biến món ăn có độ đậm mang năng lượng cao.
  • Nhóm chất béo: Nhóm chất béo chiếm 20 – 30% tổng năng lượng hàng ngày của bạn. Hãy ưu tiên sử dụng các loại chất béo lành mạnh từ dầu oliu, các loại hạt, quả bơ là tốt nhất.
  • Nhóm chất bột đường: Đây là nhóm chất chính chiếm 60 – 65% tổng năng lượng hàng ngày. Những thực phẩm bạn có thể bổ sung đa dạng như gạo, khoai, ngô, ngũ cốc,…

Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm chất xơ từ rau củ quả, các loại vitamin và khoáng chất khác để cơ thể được cung cấp dinh dưỡng một cách toàn diện nhất.

Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống
Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống

Tập luyện thể dục

Người suy dinh dưỡng cũng nên duy trì thói quen vận động thường xuyên nhằm hỗ trợ tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng được tốt hơn. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình như tập yoga, bơi lội hay đi bộ đều phù hợp.

Tập luyện thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng hấp thụ
Tập luyện thể dục giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng hấp thụ

Quản lý tình trạng bệnh lý

Người bệnh đang bị suy dinh dưỡng và có bệnh mãn tính cần có một chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hãy theo dõi sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý và tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng ở người trưởng thành không chỉ làm giảm năng suất lao động mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe lâu dài. Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng thực phẩm kết hợp với lối sống lành mạnh chính là chìa khoá để phòng ngừa tình trạng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *