Tìm hiểu nguyên nhân chảy máu cam

Hướng dẫn cách xử lý khi bị chảy máu cam hiệu quả tại nhà

Bạn đang tìm cách xử lý khi bị chảy máu cam nhanh chóng, hiệu quả? Hãy cùng sức khỏe đời sống tìm hiểu những phương pháp xử lý tình trạng bị chảy máu cam đúng cách, đơn giản và an toàn ngay tại nhà nhé!

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Chảy máu cam là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi. Để có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả, chúng ta cần hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Tìm hiểu nguyên nhân chảy máu cam
Tìm hiểu nguyên nhân chảy máu cam

Các yếu tố bên trong cơ thể gây chảy máu cam:

  • Viêm mũi dị ứng: Phản ứng của niêm mạc mũi với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật khiến niêm mạc bị kích ứng, sưng đỏ và dễ chảy máu.
  • Viêm xoang: Viêm nhiễm ở các xoang mũi gây sưng tấy, ứ dịch và làm tổn thương mạch máu.
  • Polyp mũi: Các khối u lành tính trong mũi làm chèn ép mạch máu, dễ gây chảy máu.
  • Chế độ ăn uống: Thiếu vitamin K (cần thiết cho quá trình đông máu) cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu cam.
  • Căng thẳng: Căng thẳng thần kinh có thể làm co mạch máu, gây ra chảy máu.
  • Rối loạn đông máu: Các bệnh như hemophilia, bệnh von Willebrand làm giảm khả năng đông máu của cơ thể. Sử dụng các loại thuốc chống đông, làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu như aspirin, warfarin,…. 
  • Các bệnh lý khác: Cao huyết áp – áp lực máu cao làm tổn thương mạch máu, dễ gây vỡ mạch; Bệnh gan làm giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến quá trình đông máu; Bệnh thận làm rối loạn cân bằng điện giải, ảnh hưởng đến quá trình đông máu; Các khối u ác tính hoặc lành tính trong mũi có thể gây chảy máu.

Những yếu tố bên ngoài có thể gây chảy máu cam như:

  • Chấn thương: Va đập vào mũi do tai nạn, chơi thể thao, té ngã… có thể làm tổn thương mạch máu trong mũi; Thói quen ngoáy mũi mạnh có thể làm trầy xước niêm mạc mũi, gây chảy máu; Nhét dị vật vào mũi, đặc biệt ở trẻ em, có thể làm tổn thương niêm mạc và mạch máu.
  • Khí hậu: Không khí khô làm niêm mạc mũi bị khô, dễ nứt nẻ và chảy máu; Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, độ ẩm có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.
  • Các tác nhân khác: Không khí ô nhiễm có thể gây kích ứng và tổn thương niêm mạc mũi; Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất gây nghiện có thể làm tổn thương mạch máu.

Lưu ý: Đây là những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam. Để xác định chính xác nguyên nhân gây chảy máu cam cho từng trường hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.

Tổng hợp các phương pháp chữa mất ngủ hiệu quả ngay tại nhà

Hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, việc sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ giúp cầm máu nhanh chóng và giảm thiểu các biến chứng. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện trong cách xử lý khi bị chảy máu cam. 

  • Bước 1 – Tư thế đúng: 

Ngồi thẳng giúp giảm áp lực lên mạch máu và hạn chế máu chảy xuống họng. Đầu hơi ngả về phía trước để giúp máu chảy ra ngoài thay vì chảy vào trong họng, tránh gây sặc hoặc nôn.

  • Bước 2 – Bóp mũi người bị chảy máu cam:

Nên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vào phần mềm của mũi, ngay phía trên lỗ mũi, trong khoảng 10-15 phút. Mục đích để tạo áp lực lên mạch máu, giúp cầm máu.

Chia sẻ cách xử lý khi bị chảy máu cam hiệu quả
Chia sẻ cách xử lý khi bị chảy máu cam hiệu quả
  • Bước 3 – Chườm lạnh:

Đặt túi đá (đã bọc đá trong khăn mỏng) lên sống mũi, giúp làm co mạch máu, giảm chảy máu.

Lưu ý khi thực hiện cách xử lý khi bị chảy máu cam

Việc áp dụng cách xử lý khi bị chảy máu cam cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

  • Tránh các hành động xỉ mùi và ngửa đầu ra sau: Việc xì mũi có thể làm bong cục máu đông, khiến máu chảy trở lại. Tránh ngừa đầu ra sau vì điều này khiến máu chảy ngược vào họng, gây khó thở và nguy hiểm.
  • Thở bằng miệng: Trong khi thực hiện các bước trên, hãy thở bằng miệng để đảm bảo đủ oxy.
  • Giữ bình tĩnh: Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp và khiến chảy máu nhiều hơn.
  • Theo dõi thời gian: Nếu sau 15 phút bóp mũi mà máu vẫn chảy, hãy tiếp tục bóp và liên hệ với bác sĩ.
  • Trường hợp đặc biệt: Đối với trẻ em, người già hoặc những người có bệnh lý nền, cần hết sức cẩn thận khi sơ cứu và nên đưa đến bệnh viện ngay khi có thể.
  • Các trường hợp chảy máu cam thường xuyên và nhiều, chảy máu cam kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, khó thở,… Người chảy máu cam có tiền sử bệnh tim mạch, máu khó đông hoặc đang sử dụng thuốc chống đông,… Thì nên đến bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Một số lưu ý trong cách xử lý khi bị chảy máu cam
Một số lưu ý trong cách xử lý khi bị chảy máu cam

Cách phòng ngừa chảy máu cam

Để giảm thiểu nguy cơ bị chảy máu cam, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

  • Uống đủ nước: Giúp giữ cho niêm mạc mũi ẩm và giảm tình trạng khô, nứt nẻ.
  • Tránh không khí khô: Sử dụng máy tạo ẩm, đặc biệt trong mùa hanh khô.
  • Tránh ngoáy mũi mạnh: Hành động này có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và gây chảy máu.
  • Bổ sung các vitamin cần thiết: Vitamin K đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, vì vậy bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin K qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm chức năng.
  • Tránh tiếp xúc với các chất kích thích: Hạn chế hút thuốc, uống rượu và tránh tiếp xúc với các chất hóa học gây kích ứng niêm mạc mũi.
Chia sẻ cách phòng ngừa tình trạng chảy máu cam
Chia sẻ cách phòng ngừa tình trạng chảy máu cam
  • Điều trị các bệnh lý nền: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cao huyết áp, hãy điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ chảy máu cam.
  • Bảo vệ mũi khi chơi thể thao: Sử dụng các dụng cụ bảo hộ như mũ bảo hiểm để tránh chấn thương mũi.

Chảy máu cam không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên, việc xử lý đúng cách ngay từ đầu sẽ giúp tình trạng nhanh chóng được cải thiện. Nếu bạn đã thực hiện các bước sơ cứu trong cách xử lý khi bị chảy máu cam tại nhà được chúng tôi hướng dẫn ở trên mà tình trạng chảy máu vẫn không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp giảm cân ăn kiêng 16 8 có hiệu quả và bền vững?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *